Thursday, April 6, 2017

Do Linh và Vĩnh Linh là hai huyện cách nhau bằng con sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị. Sau năm 1954, con sông vô danh này bỗng nổi như cồn vì trở thành sông giới tuyến phân chia giữa Nam và Bắc Việt.

Đáng ra quốc tế định chọn sông Gianh làm giới tuyến như thời Trịnh Nguyễn của mấy trăm năm về trước hoặc lấn ra đến tận Nghệ An Hà Tĩnh ở vĩ tuyến 23 cho miền Nam được thêm nhiều miền Trung hơn. Nhưng do Trung Quốc quá khôn lõi trên bàn đàm phán vì chúng hiểu rõ về vị trí địa lý và văn hóa của Trung Trung Bộ nên ra mặt đòi cho lãnh thổ Bắc Việt phải lấn sâu vào Nam một tí với dụng ý phải cách ly quê hương Quảng Bình của gia tộc Ngô Đình Diệm ra khỏi tầm ảnh hưởng của chính phủ Quốc Gia. Chu Ân Lai tin rằng khi Quảng Bình trở thành tiền đồn thì Bắc Việt sẽ thất thế 100%.

Sông Bến Hải hẹp, phía đầu nguồn có nhiều cồn đất cát, đảo nhỏ giữa dòng chưa kịp phân chia trở thành phi địa (tức là đều không thuộc quyền quản hạt của bờ Nam và bờ Bắc). Dân quê hai huyện Do Linh và Vĩnh Linh vẫn tự do chăn trâu giữ vịt trên sông dưới sự quan phòng của các cơ quốc tế trong thời gian chờ đợi tổng tuyển cử. 

Trong giai đoạn đó, có một chàng trai chăn vịt ở bờ Nam khéo dụ làm sao mà được một cô gái chăn trâu xinh đẹp ở bờ Bắc ra chơi ở cồn đất phi địa và cùng nhau tình tự như trên hoang đảo, như chỗ không người. Bến Hải bến tình, mỗi lần tình tự, chàng luôn tặng cô gái một con vịt mang về miền Bắc. Không bao lâu sau, trai Nam gái Bắc đã sinh lòng mê luyến không rời. Từng ngày sau đó, khi chàng trai không còn vịt để tặng nữa thì cô gái lại tự nguyện bồng sang bờ Nam trả lại cho chàng những con vịt trước đây.

Sông nước hữu tình, hồn quê lãng đãng, sức sống thanh xuân, trong những lần bên nhau, cô gái mới kể cho chàng trai biết ở miền Bắc bây giờ "vả và đói" lắm, không ai còn dám công khai ăn vịt ăn gà nữa vì sợ bị kiểm điểm. Cán bộ vào dòm ngó từng giạ lúa của nông dân. Sau khi trao tặng hết số vịt cho người yêu ở miền Nam, cô gái mới đề nghị với chàng trai hay là từ nay cho tôi ở lại bên chàng và không về miền Bắc nữa. Nói đoạn, nàng nhìn sang con trâu. Như có linh tính, con trâu cũng như muốn ở lại miền Nam. Miền Bắc đang có kế hoạch đưa cả trâu bò vào hợp tác xã làm trâu nó cũng sợ. Cô gái đi một bước, con trâu cũng đi một bước. Đuổi cách nào nó cũng không chịu xuống nước bơi về miền Bắc XHCN.

Chẳng bao lâu sau, tình hình Nam Bắc cũng căng thẳng lên vì không có chuyện tổng tuyển cử gì nữa. Thay vào đó, hai bên bờ sông Bến Hải, hai chính quyền Nam-Bắc cho dựng lên các khẩu hiệu tố cáo nhau, bắc loa tuyên truyền mang đầy màu sắc chính trị.

Phía Bắc, cộng sản cho lập nguyên một tổ phát thanh để tô hồng chế độ xã hội chủ nghĩa, ca ngợi tình hữu nghị Trung-Xô đến nức mũi. Ngày nào, họ cũng bắt phát thanh viên thay nhau tuyên truyền hò hét khẩu hiệu, rồi thay nhau ca hát từ ngâm thơ cho tới dân ca cho tới rã họng. Trong một số chương trình tiếng địa phương, các phát thanh viên Vĩnh Linh nhao nhao bêu xấu câu chuyện cô gái "dắt trâu theo trai" và đòi miền Nam phải trả lại con trâu cày cho miền Bắc. Dĩ nhiên, miền Nam không trả lại trâu mà kêu gọi ngược lại người miền Bắc muốn có đất ruộng trâu cày à! vào miền Nam với tổng thống Ngô Đình Diệm là sẽ có tất cả. Ngoài ra phía miền Nam còn viết câu thơ đáp lại: "Ngày xưa nô lệ đói meo - Ngày nay độc lập cổ đeo hai tròng", tức là Nga với Tàu.

Chàng trai đã xin cha mẹ cho cưới cô gái về làm vợ, còn mình gia nhập vào địa phương quân bảo vệ tiền đồn tự do.

Tuy là câu chuyện gái theo trai một cách hồn nhiên nhưng phía sau chính là sự ghi nhận chuyến vượt biên đầu tiên của người miền Bắc đào thoát khỏi chế độ cộng sản Bắc Việt - Trâu bò cũng chọn miền Nam.

0 comments:

Post a Comment

CHUYÊN MỤC

QUẢNG CÁO

RAO VẶT - Tìm Thợ

BÀI CŨ

RAO VẶT - Mua bán tiệm

RAO VẶT - Mua bán tiệm

NHIỀU NGƯỜI ĐỌC

Recent Posts

Text Widget

Quảng Cáo 3

Quảng Cáo 2

Quảng Cáo 1